Giáo dục đạo đức theo phong cách Nhật Bản

Mỗi con người từ khi sinh ra, quá trình lớn lên, trưởng thành, chinh phục những cột mốc của cuộc đời ngoài trau dồi về mặt nhận thức, bồi bổ tri thức thì vấn đề về đạo đức luôn là yếu tố song hành để cá thể đó hoàn thiện bản thân, hòa mình vào xã hội. 

Giáo dục đạo đức bao giờ cũng là niềm trăn trở lớn lao của những bậc phụ huynh. Lứa tuổi học sinh lại là nền tảng để xây dựng những thói quen, lối sống, nề nếp…những vấn đề về “con người”. Mỗi đứa trẻ như một tờ giấy trắng và ngoài sự tự nhận thức của bản thân, những nét vẽ đầu tiên hình thành nên tương lai của những mầm non đó là hành vi ứng xử, là sự thể hiện của người lớn, của cha mẹ, của thầy cô. Môi trường bao giờ cũng là chất dung môi để ươm ủ, nuôi dưỡng, đào tạo nên những công dân xuất chúng, có giá trị cho gia đình và xã hội. 

 

Giáo dục đạo đức theo phong cách Nhật Bản có lẽ không phải là khái niệm quá xa lạ với chúng ta khi thế giới đang dần thay đổi với xu hướng hội nhập và cởi mở về văn hóa. Chúng ta sẵn sàng để tiếp nhận và học hỏi những nét đẹp văn hóa từ nhiều vùng lãnh thổ khác, nhiều ngôn ngữ khác. Hòa nhập mà không hòa tan, nâng cao nhận thức con người và cải thiện các mối quan hệ trong xã hội. Trường THPT Hoàng Long với phương châm giáo dục nhân cách học sinh theo phong cách Nhật Bản đã và đang nỗ lực bồi dưỡng học sinh không chỉ mặt tri thức mà song song với đó là hướng học sinh đến “học để làm người”. 

 

Tự quan sát, đánh giá, nhận thức và tự điều chỉnh hành vi

Tấm gương các thầy cô giáo tại trường THPT Hoàng Long luôn là phản chiếu hành vi sống đẹp để trò Hoàng Long noi theo. Học sinh tự quan sát và điều chỉnh từ những hành động nhỏ nhất. Trước mỗi cửa phòng học là một giỏ dép rất đặc trưng. Để làm gì? Khi đi lại không phát ra tiếng động quá lớn, ý thức để dép đúng nơi quy định, tạo ra thói quen tốt...Ngay khi bạn bước vào trường thì điều được đón nhận đầu tiên hẳn là một lời chào kèm theo nụ cười thân hiện của các cô chú bảo vệ, lao công, đến những bạn học sinh vô cùng đáng yêu của HLS. 

Rèn luyện đạo đức không chỉ thông qua sách vở, trong những bài học trên lớp mà ngay trong chính những thói quen hằng ngày, học sinh được quan sát và tự nhìn nhận, đánh giá; sau đó học sinh tự điều chỉnh, biến những sự quan sát và tích lũy đó thành kinh nghiệm và vốn sống, thành thói quen thường ngày thể hiện ngay trong từng ứng xử, từng giao tiếp cơ bản. 

 

 

Thói quen đó là gì? Là văn hóa “chào hỏi, nói lời cảm ơn và xin lỗi”, để dép đúng nơi quy định, bảo vệ môi trường, thực hành lối sống tiết kiệm và đối xử nhẹ nhàng với động vật, thiên nhiên. Khi người học nhận thức được vẻ đẹp và giá trị của những thói quen đó thì hiển nhiên các con sẽ thực hành tự nguyện và tích cực. Vậy nên cần phải khẳng định việc rèn luyện đạo đức qua học hỏi những nét đẹp văn hóa Nhật là điều cần thiết và nên có quá trình, có sự tập luyện mỗi ngày. 

 

Điều đó muốn thực hiện tốt thì việc tạo ra một môi trường cho học sinh là vô cùng quan trọng, để mỗi ngày đến trường, con không chỉ thu nhận những bài học quý giá mà còn được rèn luyện để mài sáng phẩm chất đạo đức, trở thành con người có giá trị sống tốt đẹp. 

 

       

 

 

 

Từ những hoạt động trải nghiệm lí thú mang màu sắc văn hóa Nhật Bản

Khi được theo học dưới mái trường THPT Hoàng Long, ngoài hoạt động học chính khóa các con sẽ được tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ với nhiều sáng tạo lí thú, để hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa xứ sở hoa anh đào: trải nghiệm sáng tạo video sản phẩm Made in Viet Nam bằng tiếng Nhật; hoạt động vẽ truyện tranh Manga bằng tiếng Nhật; trải nghiệm tham quan, học hỏi, giao lưu văn hóa Nhật Bản trong 7 ngày…Tất cả đều là những cơ hội trải nghiệm quý giá và những ấn tượng con tích lũy được sẽ theo con đến suốt cuộc đời. 

 

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường

Bao giờ cũng thế, dù là phương pháp giáo dục tối ưu nào đi chăng nữa thì sự phối hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường là điều vô cùng cấp thiết. Phối hợp một cách chặt chẽ, kịp thời và liên tục mới có hiệu quả. Bởi lẽ ngoài thời gian học tập và  rèn luyện ở trường thì cha mẹ, người thân là những đối tượng gần gũi và dễ tạo thói quen cho con nhất. 

Nhà trường luôn luôn chủ trương mong muốn sự kết hợp chủ động và tích cực từ quý phụ huynh để làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho những mầm non tương lai phát triển, hoàn thiện nhận thức và đạo đức. Thật tuyệt vời nếu như cha mẹ phụ huynh có thể dành thời gian để quan tâm con, đánh giá việc học của con, bên cạnh đó phối hợp nhắc nhở và khuyên dạy con làm sao để trở thành một công dân mẫu mực, có lối ứng xử đẹp và văn minh!

 

Trường THPT Hoàng Long