Luôn có một khát vọng lớn lao, đó là khát vọng tiên phong và vươn tầm. Là người thuyền trưởng minh định chèo lái con thuyền Hoàng Long HanoiTokyo, thầy chính là tấm gương truyền cảm hứng cho rất nhiều thầy cô giáo và các em học sinh. Hành trình dẫn dắt có biếtbao trăn trở, bao lần đốidiện với những ngọn sóng lớn nhưng chính sự vững tay chèo của thầy đã đánh thức và đốt cháy nhiệt huyết trong sự nghiệp giáo dục để mỗi thành viên không ngừng say mê trên chặng đường kiến tạo những giá trị đích thực trong giáo dục. “Làm để trước hết là để bứt phá những giới hạn của bản thân, sau đó mới là đem đến những giá trị cống hiến cho xã hội”, đó là triết lí mà thầy Lê Thanh Long – chủ tịch Hội đồng Trường luôn nhắc nhở mọi người.
“Tài lãnh đạo dựa trên sự truyền cảm hứng, không phải sự chi phối; dựa trên sự hợp tác, không phải sự dọa dẫm” (William Arthur Ward). Cảm hứng đến từ chính bản thân sự tâm huyết mà một người lãnh đạo luôn đau đáu về lĩnh vực mình quản lí. Còn gì đáng để hi sinh thời gian và sức lực tuổi trẻ và cuộc đời mình hơn cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người, trao cơ hội cho người trẻ, ươm mầm những tài năng xuất chúng - những người làm chủ tương lai; “để khi đất nước rung chuông, học sinh sẵn sàng xông pha và bứt phá mọi giới hạn” (Chuyện của Hoàng Long).
Tâm huyết với khoa học giáo dục
Dẫn dắt một tập thể chưa bao giờ là điều đơn giản, yêu cầu người lãnh đạo phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất: vừa giỏi quản lí, vừa là người đồng hành, người cộng sự hết mình vì sự nghiệp chung. Với thầy, việc đặt mục tiêu và xây dựng kế hoạch dài hạn - ngắn hạn là điều tiên quyết - một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người có đủ đức, đủ tài để xây đắp tương lai. Sự phát triển của mỗi con người là vô cùng phức tạp và nhiều sự biến thiên, mỗi cá nhânluôn là ẩn số luôn nằm ngoài quy luật tự nhiên và mọi giới hạn của khoa học. Vì vậy mà việc giáo dục cũng đầy gian truân và thử thách.
Thầy Long luôn tâm niệm một điều: học sinh đến trường không chỉ là để tiếp nhận tri thức, để vượt qua những kì thi mà cốt yếu là để vượt qua chính mình, để tự công nhận mình, để mỗi ngày nhìn thấy sự tiến bộ của bản thân về cả hiểu biết lẫn hành vi con người. Một người lãnh đạo luôn là tấm gương nhắc nhở chúng tôi phải hết mình vì học sinh thân yêu, không bao giờ bỏ lại bất cứ học sinh nào, mỗi đứa trẻ là một viên kim cương thô cần được mài giũa, khai phá và phát hiện những tiềm năng, những khả năng vô hạn.
Nghệ thuật quản lí - tầm nhìn chiến lược
“Dụng nhân như dụng mộc”, người giỏi nhất chưa chắc đã là người làm tốt nhất. Thầy luôn là người trao cơ hội và tạo điều kiện để nhân viên phát huy hết sở trường và năng lực của mình. Thầy Long nhận ra rằng bản thân mỗi người đều có một thế mạnh riêng và họ cần môi trường để phát hiện và phát triển thế mạnh đó. Song song với việc phân công, trao quyền, quản lí các cấp nhân sự, người lãnh đạo có tâm và có tầm ấy luôn nỗ lực truyền cảm hứng, truyền thụ kinh nghiệm, những sáng kiến về tổ chức hoạt động dạy và học trong sự nghiệp “trồng người”.
Với tầm nhìn chiến lược xa và vững chắc là đứng trong vị trí danh dự top 50 trường THPT toàn thành phố Hà Nội, trường đạt chuẩn hệ thống trường đào tạo song ngữ Quốc tế, xây dựng nền tảng cho hs trở thành công dân toàn cầu, thầy đã trao chiếc chìa khóa để giáo viên và học sinh của Hoàng Long HanoiTokyo phát huy được hết năng lực của mình. Với triết lí giáo dục nhân văn là không bỏ rơi bất cứ học sinh nào, triết lí lấy người học làm trung tâm, thường xuyên tạo điều kiện tổ chức những khóa tập huấn cho giáo viên trong đổi mới phương pháp giáo dục, xây dựng kế hoạch bài dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và hướng dẫn học sinh. Trong những buổi họp giáo viên để trao đổi, thảo luận về chuyên môn, chúng ta nhìn thấy hình ảnh một người lãnh đạo với góc nhìn tiến lại gần hơn với công việc mỗi ngày của người dạy học, chia sẻ những phương pháp và cách thức đạt được mục tiêu bài học, ngay cả việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ra sao, chia nhỏ kiến thức và phân tầng đối tượng học thế nào để kích thích động lực học của học sinh, tạo hứng thú cho người học, thấy là người dẫn lối miệt mài tìm hiểu và nghiên cứu để đề ra những giải pháp hữu ích.
Trao chìa khóa nhân cách cho người học
Trăn trở vì sự nghiệp “trồng người”, Chủ tịch Lê Thanh Long đã xây dựng một thương hiệu Hoàng Long hạnh phúc để mỗi ngày đến trường học sinh thực sự cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Môi trường học tập và rèn luyện tác động nhiều nhất đến sự hình thành và phát triển của người học, không chỉ là học kiến thức trong sách vở mà còn là học làm người. Thầy cô giáo bao giờ cũng là tấm gương đầu tiên cho học sinh, học sinh quan sát giáo viên nhiều nhất và dễ bị ảnh hưởng bởi giáo viên nhất. Từ lâu nhà trường cũng đã xác định rõ ràng về định hướng giáo dục đạo đức theo phong cách Nhật Bản cho học sinh. Mỗi học sinh đến trường điều đầu tiên là phải cảm thấy thực sự thoải mái và tự nguyện thực hiện những quy định và nề nếp trường lớp. Điều đó chỉ diễn ra khi học sinh tìm thấy sự đồng điệu với định hướng và mong muốn của nhà trường và chủ tịch, thấy được những lợi ích và sự tiến bộ mỗi ngày của bản thân nhờ vào định hướng giáo dục đúng đắn.
Phải là một “người cầm lái” vững vàng thì mới có thể chỉ huy con thuyền HLS vượt qua những cơn sóng dữ từ chính những “cá tính”, những sự nổi loạn lứa tuổi học sinh trung học, điều mà chắc hẳn bất cứ môi trường giáo dục nào cũng phải lo lắng. Phải nỗ lực tìm kiếm biện pháp giáo dục nào mà học sinh được rèn luyện khuôn khổ, đúng cách vừa không khiến những mầm non cảm thấy quá áp lực hay chống đối…Tất cả là nhờ phương châm giáo dục và triết lí giáo dục nhân văn của người đứng đầu - tấm gương mẫu mực cho thầy và trò cùng noi theo.
Xây dựng văn hóa nhà trường thân thiện, hợp tác và tương trợ
Văn hoá nhà trường có tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của nhà trường, văn hoá nhà trường quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường cùng tập trung vào mục tiêu chung, cam kết và nỗ lực cho mục tiêu đó. Thầy Long tin rằng văn hoá nhà trường sẽ giúp các thành viên xác định và xây dựng cam kết cho mỗi cá nhân và của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi. Bởi vậy mà Chủ tịch và ban lãnh đạo luôn khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên, giáo viên luôn được chia sẻ học tập và được hỗ trợ từ những đồng nghiệp của mình, còn có sự hỗ trợ và chia sẻ từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm đến từ các trường Đại học uy tín như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội. Tất cả những điều này đã giúp cho chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao, đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Trong bản thân mỗi người luôn có nhu cầu khát khao được thể hiện mình, được khẳng định cái tôi cá nhân. Một nhà trường có văn hóa tích cực sẽ luôn tạo điều kiện cho mọi người (từ đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên đến các em học sinh) được thể hiện và phát huy tối đa tài năng và trí tuệ của mình. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, từ trước đến nay, trường luôn phát huy vai trò “tổ ấm” của tổ công đoàn trong xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường, quan tâm đến không chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn mà còn là đời sống công nhân viên, “tổ ấm” của họ, kịp thời quan tâm và hỗ trợ, xây dựng nền tảng nhân văn, sẻ chia giữa đồng nghiệp.
Hoàng Long HanoiTokyo của ngày hôm nay là một ngôi trường được đông đảo quý phụ huynh biết đến, tin tưởng và gửi gắm con em mình. Hoàng Long là tâm huyết lớn lao, là hoài bão không ngừng vươn xa như một chú Rồng Vàng của đất nước. Gửi gắm chữ TÂM và chữ TẦM của người lãnh đạo, Hoàng Long tự tin đứng trên vai người khổng lồ để đón ánh bình minh, phát triển, vững mạnh.