Giữa “hàng loạt” phương thức xét tuyển hiện nay, học sinh lớp 12 cần đăng kí như thế nào để tăng tỷ lệ trúng tuyển đại học?
Hiện nay, các phương thức xét tuyển ĐH gồm: Xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên và xét tuyển bằng kỳ thi riêng của trường.
Tuy nhiên, việc ồ ạt chạy theo trào lưu, hay ôm đồm cùng lúc nhiều phương thức mà không lường được khả năng bản thân sẽ tăng áp lực không đáng có cho thí sinh. Vì vậy, nắm vững các phương thức xét tuyển ĐH hiện nay sẽ giúp các em quyết định đúng hướng thi và đăng ký cho mình.
Phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
Phương thức xét tuyển ĐH bằng điểm thi tốt nghiệp THPT là cách chọn ra những thí sinh phù hợp với tiêu chí của nhà trường.
Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức vào các ngày 27, 28, 29 và 30/6. Kết quả thi sẽ được công bố vào 8h ngày 18/7.
Thí sinh phải dự thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ, đồng thời chọn một trong 2 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội, hoặc Khoa học tự nhiên. Sau khi diễn ra kỳ thi khoảng 20 ngày, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm thi.
Cách thức xét tuyển bằng học bạ THPT
Phương thức xét tuyển ĐH bằng học bạ là xét tuyển bằng điểm trong quá trình học tập bậc THPT.
Tùy vào chủ trương mà từng trường áp dụng phương thức xét học bạ khác nhau: Xét tuyển điểm trung bình học bạ 3 năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12; xét tuyển điểm trung bình theo tổ hợp môn lớp 10, lớp 11 và lớp 12; xét tuyển điểm trung bình học bạ 5 kỳ lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12; xét điểm trung bình theo tổ hợp môn 5 học kỳ lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12.
Điều kiện xét tuyển học bạ: Công tác xét tuyển đảm bảo quy chế tuyển sinh phù hợp và có chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Tính đến nay, đã có rất nhiều trường đại học công bố phương thức xét học bạ năm 2023. Trong đó, phương thức xét học bạ là một trong những phương thức phổ biến và được nhiều trường áp dụng qua các năm. Bài viết này giúp các em tổng hợp danh sách các trường đại học xét tuyển bằng học bạ năm 2023 để tránh việc các em bỏ lỡ cơ hội đáng tiếc này (cập nhật mới nhất ngày 27/6/2023). Các em hãy truy cập vào trang web của trường Đại học mà mình muốn đăng ký để tìm hiểu
https://laodong.vn/tuyen-sinh/danh-sach-cac-truong-dai-hoc-xet-hoc-ba-thpt-nam-2023-1175118.ldo
Xét tuyển bằng kỳ thi riêng của trường, hay bài thi đánh giá năng lực
Bài thi đánh giá năng lực, hay kỳ thi riêng sẽ do các trường ĐH xây dựng, tổ chức và trình chủ trương lên Bộ GD&ĐT. Mỗi trường sẽ tổ chức kỳ thi với cách thức thi riêng. Điểm bài thi được dùng trong xét tuyển vào trường đó và rất nhiều trường ĐH khác có công bố sử dụng bài thi này.
Thi tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực được nhiều trường áp dụng trong các năm gần đây để chọn được sinh viên phù hợp với tiêu chí riêng của từng trường. Ví dụ như Kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội, Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội, Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM…
Để thi tuyển bằng hình thức này, các thí sinh hãy đăng ký tham dự kỳ thi, cần chú ý đến thời gian và phương án tuyển sinh do nhà trường tổ chức.
Phương thức xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên
Những đối tượng thí sinh này được quy định tại Điều 8 của Quy chế tuyển sinh như:
Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT;
Học sinh đạt giải Olympic quốc tế; học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc các cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia...
Ngoài ra, nhiều trường ĐH mở rộng diện ưu tiên xét tuyển của trường đến các học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, hoặc học sinh có các chứng chỉ quốc tế như SAT, A-Level, IELTS…
Trên là những phương thức xét tuyển Đại học mà các em học sinh có thể tham khảo để có những lựa chọn phù hợp và tốt nhất cho định hướng tương lai của bản thân.
Chúc các em thành công!